Dòng họ Nguyễn

(Yên Sở- Đại Từ, Hà Đông - nay là Hà Nội)

Theo tài liệu của Ô Sơn ghi chép qua lời kể của cụ Lợi và cụ Lĩnh thì cụ Lục Đại quê ở Yên Sở- Thanh Trì- Hà Đông, cụ bà ở Đại Từ (nay là Đại kim (gần ga Giáp Bát), Q Hoàng mai- HN. (tài liệu của ông Sơn có khác với cụ Thái về thứ tự hàng ngũ đại...)Mong sẽ có thông tin chính xác từ các bậc cao niên trong họ.

Cụ tổ xa đời nhất: cụ Lục đại (Đời thứ I) có 5 con trai (các cụ Ngũ đại- đời thứ II), nhưng chỉ có 2 cụ Ngũ đại là có con trai nối dõi đó là cụ Ba và cụ Năm (đời thứ II)- còn gọi là cụ Năm Phú ( ba cụ khác là cụ thứ nhất, thứ hai và thứ tư (cụ Chễ) đều tuyệt tự).

ụ Nguyễn Năng An và hậu duệ (Nguyễn Năng Thịnh và các con cháu, chắt vv) thuộc cành cụ Năm Phú (chi tiết ở phần sau).

 I- Hàng Ngũ Đại- đời thứ II- Sơ lược ngành Ba: cụ Ba có 2 trai và 1 gái: con trai cả là Nguyễn Văn Bê- thuộc hàng Tứ đại, hai người con khác là Nguyễn thị Nhỡ và Nguyễn Văn Tiểu đều không có gia đình và không có con.

            Hàng Tứ đại- Đời thứ III: Cụ Nguyễn Văn Bê có một con trai duy nhất là Nguyễn Văn Tam- là cụ Tam đại ngành Trưởng (Ngành Ba đứng đầu: do hai ngành trên đều tuyệt tự nên cụ Nguyễn văn Tam làm trưởng tộc). Khi cụ Tam còn sống, cả họ đều gọi là ông Trưởng Tam. Cụ Trưởng Tam tạ thế ngày 28/2 tại khu Xi Măng- Hải Phòng, thọ 49 tuổi.

Hàng Tam Đại- Đời thứ IV: sơ lược về ông Trưởng Tam: Ông xuất thân từ một gia đình thanh bạch, thuở thiếu niên xuống Hải Phòng ở tại nhà chú là cụ Nguyễn Năng An, trước học nghề Nguội, sau chuyển sang học lái xe ô tô. Do tính cẩn thận nên ông được lái xe cho chủ sở dầu Standard Co.L tại Hải Phòng với mức lương cao. Ông Tam có hai vợ: Bà cả là Bùi thị Chanh ( thọ 52 tuổi) sinh hạ được hai trai là Nguyễn Văn Phong và Nguyễn Văn Thanh ( Nhị Đại), vợ hai là người Trung Quốc ( Phùng thị Mùi, mất ngày 10/6/1984), có một trai là Nguyễn văn Tuân- mất ngày 10/11 âm lịch (1982). 

Bổ sung cành ông Trưởng Tam từ bản của Nguyễn Mạnh Vân và Nguyễn Văn Minh:

Dòng họ Nguyễn vốn quê gốc ở Yên Sở- Đại Từ (Hà Đông) sau ra Hà Nội lập nghiệp. Năm 1898, Cụ Nguyễn Năng An xuống Hải Phòng làm thư ký cho sở Xi Măng (mới thành lập), thường gọi là ông Ký An , tạo đ­ược một chỗ đứng tốt cho mình và gia đình ở đất Hải Phòng vào thời điểm bấy giờ. Chính vì vậy, cụ An đã đề nghị gia đình ở Hà Nội cho người cháu đích tôn là ông Nguyễn Văn Tam (Tr­ưởng Tam) xuống Hải Phòng lập nghiệp. Ông Tam làm lái xe cho chủ Tây ở Sở Dầu và lập nghiệp tại làng Hạ, Xi Măng, Hải Phòng. Ông Tam lấy bà Bùi Thị Chanh, ng­ười làng Hạ, thuộc gia đình họ Bùi có tiếng tại làng Hạ (Bà Chanh là chị gái ông Chánh X­ương và ông Hộ Thái ở làng).

Ông Nguyễn Năng An - tức Quân Bình, thời gian làm thư ký cho sở Xi Măng có mua được một dãy nhà bên bờ sông Tam Bạc, phía bên tay phải cầu Xi- Măng (bản của ô Nguyễn Hùng Sơn), và xây một cái đền ở trư­ớc cổng Nhà máy Xi măng Hải Phòng gọi là đền đom đóm. Khoảng năm 1954, bà Nguyễn Thị Tĩnh, em ruột bà Cả, vợ hai của cụ Nguyễn Năng An làm thủ đền đom đóm. Sau này, Mỹ bắn phá, ngôi đền đã bị bom phá huỷ....

 

Do trải qua nhiều cuộc chiến tranh, phải di chuyển nhà ở nhiều lần nên bản gia phả gốc của gia đình bị thất lạc... Bản này dựa theo ghi chép của cụ Nguyễn Năng Thịnh, tức Thái- thân phụ của người chấp bút- trong đó có phần kể lại của cụ Nguyễn thị Lợi- con gái của cụ Nguyễn Hữu Nghĩa, và tham khảo bản ghi chép của ông Nguyễn Hùng Sơn- con cả cụ Thái và một số người khác, do vậy chắc chắn còn sơ lược và thiếu sót. Rất mong nhận được sự bổ sung từ các bậc cao niên của dòng họ.